Trung Quốc phóng vệ tinh phát hiện carbon dioxide
Nhóm Dự án Vệ tinh Giám sát Môi trường Khí quyển Quốc gia của Trung Quốc đang trong giai đoạn cuối cùng của việc chế tạo vệ tinh cảm biến carbon dioxide hàng ngày đầu tiên, dự kiến sẽ đến Thượng Hải và sẵn sàng phóng vào tháng 7 năm 2021. Đặc điểm nổi bật của thiết bị là công nghệ lidar chủ động sử dụng cơ chế hấp thụ tán xạ ngược và đầu dò hấp thụ vi sai để truyền chùm tia laser từ trên trời xuống (giống như đèn nháy). Từ đó, thu thập dữ liệu về carbon dioxide trong khí quyển, các đám mây và sol khí.
Hình ảnh của vệ tinh phát hiện carbon dioxide. Ảnh: Tân Hoa Xã
So với viễn thám thụ động, nghĩa là ánh sáng mặt trời chiếu sáng mặt đất qua bầu khí quyển rồi quay trở lại vệ tinh. Thiết bị vệ tinh nhận thông tin và sau đó tính toán nồng độ CO2 trong khí quyển. Phương pháp chiếu tia laser chủ động có thể thu thập nhiều dữ liệu quan sát hiệu quả hơn mà không bị ảnh hưởng bởi các đám mây và các lớp sol khí. Vệ tinh có độ phân giải không gian cao và có thể quan sát được vào ban đêm.
Dữ liệu do vệ tinh thu thập có thể được sử dụng để giám sát môi trường khí quyển, phòng chống thiên tai và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Zhang cho rằng, việc sử dụng vệ tinh này không chỉ mang lại lợi ích cho quốc gia này mà còn cho toàn thế giới. Lidar là công nghệ đo lường tiên tiến có thể đo khoảng cách tới mục tiêu bằng cách chiếu tia laser vào mục tiêu và sử dụng cảm biến để đo xung phản xạ.
Trước đây, Trung Quốc đã nhiều lần phóng thử nghiệm vệ tinh CO2 kể từ năm 2016, bao gồm cả Fengyun 3D. Vệ tinh Gaofen 5 của Khí tượng đã phát hiện nồng độ CO2 trong khí quyển. Tuy nhiên, cả hai vệ tinh đều được trang bị máy dò theo nguyên lý viễn thám thụ động, độ chính xác hạn chế, chỉ dò được ánh sáng Mặt trời, không thể bao quát được hai cực Bắc và Nam, hiệu quả sử dụng dữ liệu thấp. Do quốc gia này đang cố gắng đạt mức phát thải khí tối đa vào năm 2030 và đạt được mức độ trung hòa carbon vào năm 2060, nó dự kiến sẽ được thành lập ở Trung Quốc trong giai đoạn 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
Nguyễn Xuân (từ CCTV)